Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Số: 1871/TB-HVBCTT-ĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2017
|
THÔNG BÁO TUYỂN SINHĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2017
Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2017, như sau:
1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 60.
- Ngành Báo chí học: 10 chỉ tiêu;
- Ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng: 10 chỉ tiêu;
- Ngành Triết học: 10 chỉ tiêu;
- Ngành Xuất bản: 10 chỉ tiêu;
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: 10 chỉ tiêu;
- Ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 10 chỉ tiêu.
2. Thời gian tuyển sinh: Tuyển sinh một đợt vào tháng 10/2017.
3. Hình thức và thời gian đào tạo :
a. Hình thức đào tạo: Các lớp NCS được tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung liên tục.
b. Thời gian đào tạo:
- Đối với người đã có bằng thạc sĩ: 3 năm tập trung liên tục;
- Đối với người có bằng đại họcngành đúngnhưng chưa có bằng thạc sĩ ngành phù hợp là 4 năm tập trung liên tục.
4. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a.Có bằng tốt nghiệp đại họcngành đúngloại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩngành phù hợp (Danh mục ngành phù hợp trình độ thạc sĩ để tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đính kèm Thông báo này).
b. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
c. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
-Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
-Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
-Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
-Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục kèm theo Thông báo này) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
d.Người dự tuyển là công dân nước ngoàiphải có trình độ tiếngViệt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theoKhung năng lực tiếng Việt dùngcho người nước ngoài.
e. Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành dự tuyển theo quy định.
5. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh gồm có:
1. |
Phiếu đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ (theo mẫu); |
2. |
Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý (nếu có); |
3. |
Sơ yếu lý lịch (theo mẫu); |
4. |
Bản sao văn bằng, bảng điểm tốt nghiệp đại học, văn bằng và bảng điểm thạc sĩ, chứng chỉ ngoại ngữ (có công chứng); |
5. |
08 bản sao minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học (đóng thành quyển gồm trang bìa, trang mục lục và toàn bộ bài báo khoa học, có bảng kê khai danh mục ở sau trang bìa lót); |
6. |
08 bản Đề cương nghiên cứu; Đề cương nghiên cứu phải thể hiện được những nội dung sau: - Đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; - Lý do lựa chọn đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; - Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh; - Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo là Học viện Báo chí và Tuyên truyền; - Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; - Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; - Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp; - Đề xuất người hướng dẫn (nếu có). Lưu ý: Dự định đề tài nghiên cứu của thí sinh phải có chữ ký xác nhận của người được đề xuất hướng dẫn. Đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn được đề nghị phải nằm trong Danh mục các hướng nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (xem tại website http://tuyensinhajc.edu.vn/dao-tao-he-sau-dai-hoc.html). Những thay đổi khác phải do Giám đốc Học viện quyết định. |
7. |
Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể: - Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp; - Năng lực hoạt động chuyên môn; - Phương pháp làm việc; - Khả năng nghiên cứu; - Khả năng làm việc theo nhóm; - Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển; - Triển vọng phát triển về mặt chuyên môn; - Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh học nghiên cứu sinh. |
8. |
Bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có); |
9. |
Các giấy tờ xác nhận thâm niên nghề nghiệp (nếu có); |
10. |
04 ảnh 4 x 6 cho vào phong bì ghi rõ họ tên; |
11. |
03 phong bì có tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ của thí sinh (Địa chỉ trên phong bì thư phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin người nhận chuyển theo đường bưu điện và số điện thoại liên hệ). |
6. Thời gian phát hành và nhận hồ sơ xét tuyển NCS:
- Phát hành và nhận hồ sơ: từ ngày 01/6/2017 đến hết ngày 29/9/2017.
Hồ sơ dự thi đã nộp không trả lại.
- Địa điểm nhận hồ sơ : Phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (04) 37.546.963 (số máy lẻ 306).
- Lệ phí (nộp cùng hồ sơ):
+ Lệ phí đăng ký dự tuyển: 60.000đ/người dự tuyển;
+ Lệ phí xét tuyển NCS: 200.000đ/người dự tuyển;
7. Kế hoạch tuyển sinh NCS:
- Thời gian học bổ sung kiến thức: Học bổ sung kiến thức sau khi trúng tuyển.
- Xét tuyển hồ sơ NCS: Dự kiến vào 2 ngày 14 và 15 tháng 10/2017./.
Nơi nhận: - Học viện CTQGHCM (để báo cáo); - Bộ GD và ĐT (để báo cáo); - Ban Giám đốc Học viện; - Các đơn vị trong Học viện; - Các trường Chính trị tỉnh, thành phố; - Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; - Ban Tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố; - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố; - Các cơ quan Báo chí, Xuất bản - Trung ương và địa phương; - Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, quận ủy; - Các trường đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ban, ngành; - Lưu: VT, ĐT. |
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
PGS, TS. Trương Ngọc Nam
|
DANH MỤC NGÀNH PHÙ HỢP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỂ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Ban hành kèm theo Thông báo số 1871/TB-HVBCTT-ĐT
ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
NHÓM |
NGÀNH PHÙ HỢP |
MÔN HỌC BỔ SUNG |
1. Ngành Báo chí học |
||
Nhóm 1 |
Truyền thông đại chúng |
1. Cơ sở lý luận báo chí (3 tín chỉ) |
Quan hệ công chúng |
1. Tác phẩm báo chí (2 tín chỉ) 2. Lao động nhà báo (2 tín chỉ) 3. Công chúng báo chí (3 tín chỉ) |
|
Nhóm 2 |
Giáo dục học; Quản lý giáo dục; Lý luận và lịch sử mỹ thuật; Mỹ thuật tạo hình; Nghệ thuật âm nhạc; Lý luận và lịch sử sân khấu; Nghệ thuật sân khấu; Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình; Nghệ thuật điện ảnh - truyền hình; Lý luận và lịch sử mỹ thuật ứng dụng; Mỹ thuật ứng dụng; Ngôn ngữ Việt Nam; Hán Nôm; Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt Nam học; Văn học dân gian; Văn hóa dân gian; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu; Văn học Nga; Văn học Trung Quốc; Văn học Anh; Văn học Pháp; Văn học Bắc Mỹ; Triết học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tôn giáo học; Lịch sử thế giới; Lịch sử Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử sử học và sử liệu học; Kinh tế học; Kinh tế chính trị; Kinh tế phát triển; Kinh tế quốc tế; Chính trị học; Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước; Hồ Chí Minh học; Quan hệ quốc tế, xã hội học; Dân tộc học; Tâm lý học; Châu Á học; Đông phương học; Văn hóa học; Quản lý văn hóa; Xuất bản; Quản trị kinh doanh; Chính sách công; Quản lý công; Hệ thống thông tin quản lý; Quản trị văn phòng; Quản lý kinh tế; Quản lý khoa học và công nghệ; Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Công tác xã hội. |
1. Lý thuyết truyền thông (3 tín chỉ) 2. Cơ sở lý luận báo chí (3 tín chỉ) 3. Các loại hình báo chí hiện đại (3 tín chỉ) 4. Công chúng báo chí (3 tín chỉ) 5. Tác phẩm báo chí (2 tín chỉ) 6. Lao động nhà báo (2 tín chỉ) 7. Ngôn ngữ báo chí (2 tín chỉ) 8. Pháp luật và đạo đức báo chí (2 tín chỉ) |
2. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng |
||
Nhóm 1 |
Chính trị học (các chuyên ngành khác của ngành Chính trị học), Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh học, Quan hệ quốc tế, Quản lý xã hội |
1. Hệ thống quan điểm đổi mới của Đảng (2 tín chỉ) 2. Cơ sở lý luận công tác tư tưởng (3 tín chỉ) 3. Tâm lý học trong hoạt động tư tưởng (2 tín chỉ) 4. Quản lý hoạt động tư tưởng (2 tín chỉ) |
Nhóm 2 |
Triết học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Việt Nam; Kinh tế chính trị; Quản lý kinh tế; Xuất bản; Quan hệ công chúng; Xã hội học; Tâm lý học; Giáo dục học; Việt Nam học; Văn hóa học; Văn học Việt Nam; Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; Báo chí học; Truyền thông đại chúng; Quản lý văn hóa; Quản lý giáo dục; Chính sách công; Quản lý công; Quản lý khoa học và công nghệ |
1. Hệ thống quan điểm đổi mới của Đảng (2 tín chỉ) 2. Cơ sở lý luận công tác tư tưởng (3 tín chỉ) 3. Tâm lý học trong hoạt động tư tưởng (2 tín chỉ) 4. Quản lý hoạt động tư tưởng (2 tín chỉ) 5. Nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội (2 tín chỉ) 6. Lịch sử lý luận công tác tư tưởng (3 tín chỉ) 7. Nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa (2 tín chỉ) |
3. Ngành Triết học |
||
Nhóm 1 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tôn giáo học; Lịch sử Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; Văn học. |
1. Lịch sử triết học Mác-Lênin và một số tác phẩm kinh điển (4 tín chỉ) 2. Logic hình thức (3 tín chỉ) 3. Logic biện chứng (3 tín chỉ) |
Nhóm 2 |
Chính trị học; Quản lý xã hội; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Hồ Chí Minh học; Quan hệ quốc tế; Lý luận và phương pháp dạy học giáo dục chính trị; Xã hội học; Nhân học; Văn hóa học, Lịch sử thế giới; Lịch sử sử học và sử liệu học; Khảo cổ học. |
1. Lịch sử triết học Mác-Lênin và một số tác phẩm kinh điển (4 tín chỉ) 2. Logic hình thức (3 tín chỉ) 3. Logic biện chứng (3 tín chỉ) 4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học (4 tín chỉ) 5. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (3 tín chỉ) |
4. Ngành Xuất bản |
||
Nhóm 1 |
Phát hành sách; Kinh doanh xuất bản phẩm; Báo chí; Quan hệ quốc tế; Quan hệ công chúng; Xã hội học; Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hoá; Quản lý văn hoá, giáo dục và khoa học; Lưu trữ học; Bảo tàng học; Khoa học Thông tin - Thư viện; Ngôn ngữ học; Lý luận văn học; Văn học Việt Nam; Văn hoá học. |
1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xuất bản hiện đại (2 tín chỉ) 2. Chuẩn hoá tiếng Việt trong xuất bản (2 tín chỉ) 3. Lý luận biên tập xuất bản (3 tín chỉ) 4. Lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản (3 tín chỉ) |
Nhóm 2 |
- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn: yêu cầu thâm niên công tác trong lĩnh vực xuất bản 3 năm trở lên, học bổ sung 19 tín chỉ. - Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ: yêu cầu thâm niên công tác trong lĩnh vực xuất bản 3 năm trở lên, học bổ sung 23 tín chỉ. |
1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xuất bản hiện đại (2 tín chỉ) 2. Chuẩn hoá tiếng Việt trong xuất bản (2 tín chỉ) 3. Lý luận biên tập xuất bản (3 tín chỉ) 4. Lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản (3 tín chỉ) 5. Kinh tế học xuất bản (2 tín chỉ) 6. Xuất bản sách lý luận chính trị trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (3 tín chỉ) 7. Xuất bản điện tử và quản lý xuất bản điện tử (3 tín chỉ). Người có bằng tốt nghiệp thạc sĩ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, ngoài những môn học bổ sung nêu trên cần học thêm 2 môn: 1. An ninh truyền thông (2 tín chỉ) 2. Quản lý nhà nước về xuất bản sách giáo dục (3 tín chỉ) |
5. Ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
||
Nhóm 1 |
Lịch sử Việt Nam; Lịch sử thế giới; Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; Lịch sử sử học và sử liệu học; khảo cổ học; Dân tộc học |
1. Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930) (2 tín chỉ) 2. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) (2 tín chỉ) 3. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) (2 tín chỉ) 4. Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH (1975-1986) (2 tín chỉ) 5. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay (2 tín chỉ) |
Nhóm 2 |
Chính trị học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Hồ Chí Minh học; Quan hệ quốc tế; Xã hội học; Nhân học; Đông phương học; Châu Á học; Văn hóa học; Lưu trữ học; Bảo tàng học; Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. |
1. Lịch sử Việt Nam (2 tín chỉ) 2. Lịch sử thế giới (2 tín chỉ) 3. Phương pháp luận sử học (2 tín chỉ) 4. Cuộc vận động thành lập ĐCSVN (1920-1930) (2 tín chỉ) 5. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) (2 tín chỉ) 6. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) (2 tín chỉ) 7. Đảng lãnh đạo cả nước quốc độ lên CNXH (1975-1986) (2 tín chỉ) 8. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay (2 tín chỉ) |
6. Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước |
||
Nhóm 1 |
Chính sách công; Quản lý xã hội; Chính trị học; Hồ Chí Minh học; Quan hệ quốc tế; Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. |
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước (3 tín chỉ) 2. Lý luận về Đảng cầm quyền (3 tín chỉ) 3. Chính sách công (3 tín chỉ) |
Nhóm 2 |
Triết học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Kinh tế chính trị; Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân; Nghệ thuật quân sự; Chiến lược quốc phòng; Quản lý công; Quản trị văn phòng. |
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước (3 tín chỉ) 2. Lý luận về Đảng cầm quyền (3 tín chỉ) 3. Chính sách công (3 tín chỉ) 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước (2 tín chỉ) 5. Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu (nâng cao) (3 tín chỉ) 6. Xây dựng Đảng về tổ chức (nâng cao) (3 tín chỉ). |
Xem Danh mục các hướng nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn NCS tại đây
Tin tức
Liên kết Website