Chuyên trang đào tạo & Tuyển sinh - HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

phone_iphone 024.3745.6963 máy lẻ 804

Trang đào tạo & Tuyển sinh
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Các câu hỏi thường gặp trong tuyển sinh đại học năm 2018

Đại học 16-04-2018 520 lượt xem

Câu 1: Nội dung của bài thi năng khiếu báo chí bao gồm bao nhiêu phần và từng phần gồm nội dung gì? Thời gian thi năng khiếu báo chí vào khi nào?

Bài thi Năng khiếu báo chí gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất (3 điểm): Tất cả thí sinh dự thi ngành Báo chí làm bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung (nội dung đề thi nằm trong các môn học:Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn của chương trình Trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12).

- Phần thứ hai (7 điểm):

+ Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình, Ảnh báo chí:

(1) Xem hình ảnh (ảnh chụp, video clip) và viết bình luận không quá 500 chữ về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh được xem, thời gian làm bài 30 phút (3 điểm);

(2) Trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực quay phim truyền hình, ảnh báo chí;kiến thức về tạo hình và bố cục, tư duy hình ảnh;ý tưởng sáng tạo;khả năng giao tiếp… (4 điểm)

+ Đối với thí sinh dự tuyển các chuyên ngành khác của ngành Báo chí: Làm bài thi tự luận gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.

Câu 1 (3 điểm): Đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

Câu 2 (4 điểm): Đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.

Bài thi Năng khiếu báo chí do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.

Thời gian thi Năng khiếu năm nay sẽ được thông báo chính thức trên website http://ajc.hcma.vn/ sau khi có thông báo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lịch công tác tuyển sinh năm 2018.

Câu 2: Trường phân chuyên ngành khi thi năng khiếu báo chí luôn hay phải học xong 2 năm đầu tiên mới phân ngành?

Năm 2018, Học viện cho phép thí sinh xác định chuyên ngành ngay khi đăng ký xét tuyển. Vì vậy, các em cần chú ý ghi mã chuyên ngành khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký xét tuyển và tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí tại Học viện để xét tuyển. Mã chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển cụ thể như sau:

 

Chuyên ngành

Mã chuyên ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển

 1

Báo in

602

50

- Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán (R15)

- Ngữ văn, Năng khiếu báo chí,  Tiếng Anh (R05)

- Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên (R06)

- Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội (R16)

Báo phát thanh

604

50

Báo truyền hình

605

50

Báo mạng điện tử

607

50

Báo truyền hình chất lượng cao

608

40

Báo mạng điện tử chất lượng cao

609

40

2

Ảnh báo chí

603

40

- Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán (R07)

- Ngữ văn, Năng khiếu  Ảnh báo chí,  Tiếng Anh (R08)

- Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên (R09)

- Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội (R17)

3

Quay phim truyền hình

606

40

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán (R11)

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình,  Tiếng Anh (R12)

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học tự nhiên (R13)

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học xã hội (R18)

Câu 3: Khoa Kinh tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền khác gì so với khoa Kinh tế ở các trường khác (VD Kinh tế quốc dân)?

Trả lời:

Một trong những mục tiêu nổi bật của 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế là đào tạo cho sinh viên kĩ năng nghiên cứu, giảng dạy để trở thành Giảng viên Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế và giảng dạy các môn học khác về Kinh tế. Đây là điểm khác biệt rõ nét với các trường đào tạo về kinh tế khác.

Ngoài ra với chuyên ngành Quản lý kinh tế, Kinh tế và Quản lý chất lượng cao, sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về liên quan đến cả 3 khối kiến thức: Khối kiến thức quản lý kinh tế vĩ mô (Kinh tế vĩ mô, Kinh tế công cộng, Kinh tế quốc tế, Tài chính công, Truyền thông chính sách kinh tế...); Khối kiến thức kinh tế vi mô (Kinh tế vi mô, Nguyên lý Marketing, Kinh doanh điện tử, Hành vi tổ chứcv.v.), và cả Khối kiến thức về quản lý: (Khoa học quản lý, Hệ thống quản trị thông tin-quản lý, Nghệ thuật đàm phán, Nghệ thuật lãnh đạo v.v.).Qua đó, giúp các em có cơ hội việc làm rộng mở không chỉ ở các cơ quan Nhà nước mà còn ở các doanh nghiệp, các tổ chức.

Câu 4: Đăng ký 1 tổ hợp được bao nhiêu chuyên ngành và đăng ký 1 chuyên ngành được bao nhiêu tổ hợp?

Quy chế tuyển sinh năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng. Vì vậy, thí sinh có quyền đăng ký không hạn chế số tổ hợp xét tuyển cho 1 ngành/chuyên ngành, với 1 tổ hợp xét tuyển được đăng ký không hạn chế số ngành/chuyên ngành của 1 trường hoặc nhiều trường.

Ví dụ:

Với nguyện vọng vào ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in, thí sinh có thể đăng ký cả 4 tổ hợp xét tuyển R15, R05, R06, R16.

Với tổ hợp C15, thí sinh có thể đăng ký 21 nguyện vọng vào các ngành/chuyên ngành Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế (chuyên ngành Quản lý kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý chất lượng cao, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý hệ chuẩn), Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học (chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa, chuyên ngành Chính trị phát triển,chuyên ngành Quản lý xã hội, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên ngành Văn hóa phát triển, chuyên ngành Chính sách công, chuyên ngành Truyền thông chính sách), Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước. Hơi đau ví!!!

Câu 5: Trường có ưu tiên xét tuyển cho HSG QG không? Với mỗi bộ môn Văn, Sử, Địa thì xét tuyển cho khoa nào, ngành nào?

Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải, cụ thể:

- Ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn;

- Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử;

- Ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, các chương trình chất lượng cao: Kinh tế và Quản lý, Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu, Truyền thông marketing, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh;

- Ngành Triết học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Quản lý công, Quản lý nhà nước: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.

Trường hợp thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia các môn khác, không thuộc quy định nêu trên vẫn được ưu tiên xét tuyển vào các ngành thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nếu hoàn thành kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thí sinh thuộc đối tượng này phải đăng ký dự tuyển theo quy định và phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/5/2018. Nếu đăng ký xét tuyển ngành Báo chí, thí sinh phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí và đạt điểm 5,0 trở lên (theo thang điểm 10).

 

Câu 6: Trường có tổ chức một số chuyên ngành chất lượng cao. Vậy chất lượng cao với bình thường khác nhau về cách thức học cũng như học phí như thế nào?

Khác biệt cơ bản giữa chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình chuẩn thể hiện ở mấy điểm cơ bản sau:

- Điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn so với chương trình hệ chuẩn tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác.

- Giảng viên: được lựa chọn theo quy định chặt chẽ: Giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trường đại học của các nước phát triển đúng ngành hoặc thuộc ngành gần với ngành tổ chức đào tạo chất lượng cao; có năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học; có kinh nghiệm giảng dạy; có phương pháp giảng dạy hiệu quả; áp dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ, ngoài các tiêu chuẩn trên phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương tương) hoặc được đào tạo trình độ đại học trở lên toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ đó.

- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Có phòng học riêng cho lớp chất lượng cao được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; sinh viên được sử dụng mạng internet không dây; có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nước và được cập nhật thường xuyên; có thư viện và thư viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng; có đủ các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiết phục vụ giảng dạy thực nghiệm và các cơ sở vật chất cần thiết khác.

- Chương trình đào tạo: có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng Tiếng Anh. Lưu ý là thí sinh cần có năng lực tiếng Anh tốt để có thể hoàn thành các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Yêu cầu đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT QG môn tiếng Anh: điểm thi THPTQG môn tiếng Anh đạt 7,0 trở lên.

Chương trình toàn khóa sẽ dao động từ 144 – 150 tín chỉ tùy ngành (bao gồm cả Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

Mức thu học phí: từ 813.300đ/tín chỉ đến 1.270.800đ/tín chỉ (mỗi học kỳ học 16-20 tín chỉ).

Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Câu 7: Học viện có chuyên ngành nào xét tuyển có điểm 1 môn được nhân đôi không và những khoa đó là các khoa nào?

Các ngành/chuyên ngành đào tạo xét tuyển có xác định môn chính (môn chính được viết in hoa, đậm - tính hệ số 2):

 

Ngành/chuyên ngành

Mã ngành/chuyên ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển

1

Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

7229010

 

40

Nhóm 3:

- Ngữ văn, LỊCH SỬ, Địa lý (C00)

- Ngữ văn, LỊCH SỬ, Toán (C03)

- Ngữ văn, LỊCH SỬ, Tiếng Anh (D14)

- Ngữ văn, LỊCH SỬ, Giáo dục công dân (C19)

2

Truyền thông quốc tế

7320107

 

50

 

3

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại

 

610

50

 

4

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

 

611

50

Nhóm 4:

- TIẾNG ANH, Ngữ văn, Toán (D01)

- TIẾNG ANH, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (D72)

- TIẾNG ANH, Ngữ văn, Khoa học xã hội (D78)

5

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao)

 

614

40

6

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

 

615

50

7

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao)

 

616

40

8

Quảng cáo

7320110

 

40

9

Ngôn ngữ Anh

7220201

 

40

 

Câu 8: Thí sinh có đăng ký NV1 nhưng không đăng kí ở trường báo. Nếu trượt NV1 liệu có được xét tuyển NV1 bổ sung nữa không? Thời gian tuyển sinh NV1 bổ sung sau khi thông báo thí sinh trúng tuyển NV1?

Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng, vì vậy không có khái niệm nguyện vọng 1 bổ sung. Nếu xét nguyện vọng 1 của thí sinh không đạt, hệ thống sẽ tự động chuyển sang xét nguyện vọng kế tiếp của thí sinh (không có sự phân biệt với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó). Thí sinh đạt điểm xét tuyển ở nguyện vọng nào sẽ dừng luôn tại nguyện vọng đó, không xét đến các nguyện vọng tiếp theo.

Ví dụ: Thí sinh A đăng ký ngành Xuất bản là nguyện vọng thứ 10. Thí sinh B đăng ký ngành Xuất bản là nguyện vọng thứ 1. Khi xét, 9 nguyện vọng đầu của thí sinh A không đạt. Hệ thống sẽ xét nguyện vọng 10 của thí sinh A ngang bằng nguyện vọng 1 của thí sinh B, không có sự phân biệt, ưu tiên, điểm thí sinh nào cao hơn sẽ trúng tuyển.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể sẽ có đợt xét tuyển bổ sung nếu kết thúc đợt xét tuyển chính thức vẫn còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, chưa xác định trước ngành nào sẽ xét tuyển bổ sung. Chỉ chắc chắn một điều: ngành Báo chí không xét tuyển bổ sung.

 

Câu 9: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp và truyền thông đại chúng , hai ngành này có khác nhau nhiều về công viêc sau khi ra trường?

Ngành Quan hệ công chúng khác hẳn ngành truyền thông đại chúng.

+ Ngành Quan hệ công chúng: đào tạo đội ngũ PR chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành Quan hệ công chúng, công việc sau khi ra trường có thể liệt kê ra đối với sinh viên PR như làm việc tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp trong và ngoài nước, làm truyền thông, PR, Marketing cho tất cả các tổ chức của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, đồng thời cũng có những công việc liên quan trực tiếp tới nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn. Đối với ngành Quan hệ công chúng, các em sẽ được học các kỹ năng xây dựng quan hệ giữa những cá nhân và tổ chức với các nhóm công chúng, mở rộng, duy trì và phát triển quan hệ với giới truyền thông; lập ra các kế hoạch truyền thông; xử lý thông tin trong khủng hoảng; có kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông như triển lãm, gây quỹ, tài trợ, họp báo; ngoài ra học viên cũng được dạy về kỹ năng viết và biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí và các sản phẩm truyền thông khác dưới hình thức in ấn, phát thanh, truyền hình và qua mạng điện tử.

+ Ngành Truyền thông đại chúng: đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, các tập đoàn truyền thông theo hai mảng: sản phẩm truyền thôngđại chúng (chuyên làm nội dung, thiết kế, sản xuất các dòng sản phẩm truyền thông từ in ấn, nghe nhìn, nghệ thuật, phim cho đến các dòng sản phẩm truyền thông số...) và Truyền thông đại chúng ứng dụng (phát triển và ứng dụng các sản phẩm truyền thông đại chúng trong truyền thông chính sách, truyền thông doanh nghiệp, truyền thông văn hoá- nghệ thuật, thể thao, giải trí, biểu diễn, xây dựng các kênh truyền thông mới, quản lý dự án truyền thông, liên kết hợp tác truyền thông...).

 

Câu 10: Quan hệ công chúng và Quan hệ quốc tế khác nhau như thế nào?

Mời em xem về 2 ngành Quan hệ công chúng và Quan hệ quốc tế:

  • Quan hệ công chúng:

http://ajc.hcma.vn/Cac-chuyen-nganh-dao-tao/Nganh-Quan-he-cong-chung/19124.ajc

  • Quan hệ quốc tế:

http://ajc.hcma.vn/Cac-chuyen-nganh-dao-tao/Quan-he-quoc-te/11991.ajc

 Câu 11: Cần nộp những hồ sơ và giấy tờ gì để đăng ký NV vào HVBC và cần những giấy tờ gì để đăng ký thi NKBC?

Điều kiện nhận đăng ký xét tuyển

Thí sinh cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;

Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.

Đăng ký xét tuyển các ngành nhóm 2, 3, 4 có thể đăng ký trực tuyến hoặc bằng phiếu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời nộp bản sao công chứng chứng chỉ tiếng Anh xét miễn thi THPTQG cho Học viện.

Đăng ký thi tuyển môn Năng khiếu báo chí trực tiếp tại Học viện hoặc qua đường bưu điện bằng chuyển phát nhanh. Hồ sơ gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi Năng khiếu báo chí (đã có mẫu đăng trên website phục vụ các bạn ở xa, nộp hồ sơ qua bưu điện. http://tuyensinhajc.edu.vn/dao-tao-he-chinh-quy-tap-trung/item/955-thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-2018.html

Tuy nhiên, thí sinh nên mua và nộp hồ sơ đăng ký thi Năng khiếu báo chí tại Học viện, vì sẽ được gặp các thầy cô tư vấn tuyển sinh để hiểu rõ hơn về ngành nghề, được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích khác).

- Bản sao công chứng học bạ THPT;

- Bản sao công chứng các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Bản sao công chứng chứng chỉ tiếng Anh (đối với thí sinh sử dụng kết quả miễn thi THPTQG môn tiếng Anh để xét tuyển).

Mức quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang điểm xét tuyển sinh, cụ thể như sau:

STT

Mức điểm chứng chỉ tiếng Anh

Điểm quy đổi để xét tuyển sinh

TOEFL ITP

TOEFL iBT

IELTS

1

475 - 499

53 - 60

4.5

7,0

2

500 - 524

61 - 68

5.0

8,0

3

525 - 549

69 - 76

5.5

9,0

4

≥ 550

≥ 77

≥ 6.0

10,0

 

Thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia có các chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program cấp) còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học cần nộp cho Học viện bản sao công chứng chứng chỉ TOEFL ITP/TOEFL iBT/IELTS khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học.

Thời hạn nộp hồ sơ: 15/5 - 15/6//2018.

Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh, Kế hoạch và Tổng hợp, Ban Quản lý Đào tạo

Tầng 3 nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Câu 12: Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, thí sinh có được thay đổi NV cũng như loại bỏ NV đăng ký không?

Thí sinh có thể thực hiện các thay đổi sau đây: tăng hoặc giảm số lượng nguyện vọng, thay đổi thứ tự nguyện vọng, đăng ký thêm nguyện vọng mới, thay đổi nguyện vọng từ trường này sang trường khác...

Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhưng không tăng thêm số nguyện vọng: có thể điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến, chỉ được điều chỉnh 1 lần duy nhất trong thời gian từ 19/7 đến 17h00 ngày 26/7/2018.

Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và muốn bổ sung thêm nguyện vọng: phải điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển tại các điểm nộp hồ sơ, chỉ được điều chỉnh 1 lần duy nhất trong thời gian từ 19/7 đến 17h00 ngày 28/7/2018.

 


Câu 13: Nếu không đạt NV vào Báo chí, thí sinh vào học các chuyên ngành khối lý luận thì có được học bằng 2 Báo chí không và yêu cầu đối với thí sinh như thế nào?

Lợi thế của sinh viên chính quy Học viện Báo chí và Tuyên truyền là được đăng ký học cùng lúc hai chương trình để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng. Điều kiện cụ thể như sau:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ 2 phải khác với ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất (nghĩa là nếu chương trình thứ nhất là ngành Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí thì không được đăng ký chuyên ngành khác của ngành Báo, chỉ được chọn 1 trong số 24 chương trình còn lại của Học viện. Còn nếu là sinh viên khối lý luận thì đương nhiên, được đăng ký học chương trình thứ hai là Báo chí mà không phải thi Năng khiếu báo chí – lợi ghê!).

Nếu sinh viên muốn học các chuyên ngành khác nhau của ngành Báo chí – vẫn được! Tuy nhiên khi ra trường, các em chỉ được nhận 01 bằng cử nhân Báo chí, và bảng điểm của các chuyên ngành mà các em đã học. Ví dụ: sinh viên học chuyên ngành Báo in, Báo mạng điện tử, khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cử nhân Báo chí kèm theo bảng điểm của chuyên ngành Báo in, bảng điểm của chuyên ngành Báo mạng điện tử.

- Sinh viên chỉ được đăng ký 1 chương trình thứ 2 (không được thay đổi chương trình đã đăng ký).

- Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu (điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học).

- Sinh viên không đang trong thời gian bị kỷ luật từ mức cảnh cáo cấp khoa và các tổ chức tương đương khoa trở lên.

- Trong quá trình sinh viên học cùng lúc 2 chương trình, nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ 2 ở học kỳ tiếp theo.

- Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc 2 chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất (6 năm đối với sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo). Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ 2 nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Câu 14. Cách viết hồ sơ đối với các thí sinh được miễn Tiếng Anh do sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh (TOEFL, IELTS, ..)

Trả lời: Các bạn nào được miễn thi Tiếng Anh (sử dụng chứng chỉ TOEFL, IELTS, ...) thì đọc kỹ trong thông báo tuyển sinh của Học viện các em nhé.

Mã ngành và tổ hợp môn thi cũng được quy định khác.

http://ajc.edu.vn/Thong-bao-khan/Thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2018/33942.ajcVí dụ: Em đăng ký Quan hệ công chúng, chuyên ngành QHCC chuyên nghiệp thì mã chuyên ngành là 615 M (khác với thông thường chỉ là 615). Và tổ hợp môn thi cũng khác do được miễn Tiếng Anh, ví dụ tương ứng với chuyên ngành QHCC chuyên nghiệp thì tổ hợp là R24 (Tiếng Anh miễn, Văn, Toán) , R25 (Tiếng Anh miễn, Văn, KHTN), R26 (Tiếng Anh miễn, Văn, KHXH).

Câu 15. Các ngành đào tạo mới tại Học viện năm nay có thể xem chi tiết chương trình học ở đâu? (gồm Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Truyền thông quốc tế, Quản lý công, Quản lý Nhà nước).  

Trả lời:

Chi tiết về các ngành đào tạo mới, thí sinh có thể truy cập trực tiếp đường link sau:

http://ajc.edu.vn/Nganh-dao-tao-moi/Cac-nganh-dao-tao-moi-nam-hoc-2018-2019/33763.ajc